Vũ Thư Nguyên

Y là Nghề, Văn, Thơ, Nhạc là Nghiệp

Ngày… tháng … cũ

Thưa quý độc giả,
Cách đây ít lâu, tôi có đọc được một đoạn trích trong cuốn nhật ký của một em bé ở Kosovo, được đăng trên báo Timẹ Qua lời miêu tả của em, tôi lặng người, bàng hoàng suy nghĩ miên man về sự tàn bạo của cuộc chiến, về thân phận con ngườị Tôi nhớ mang mán là có đọc qua một câu chuyện tương tự như vậy, nhưng trí nhớ hạn hẹp của tôi mù mờ theo thời gian. Gần đây tôi có xem lại cuốn nhật ký của Anne Frank với những phần mới bổ sung so với bản phát hành sau Ðệ Nhị Thế Chiến. Một lần nữa tôi lại xúc động vô vàn. Lần nầy tôi nhớ đến cuốn nhật ký mà tôi đọc được của một em bé Việt Nam. Sau một ngày cuối tuần lục lọi, tôi đã tìm được cuốn nhật ký chép tay trong một cuốn tập vỡ học trò. Cuốn tập nay đã nhàu nát, trang bìa có vẽ hình một đoá hoa hồng, tô chì màu đỏ nay đã phai nhạt, bên dưới, có ghi hàng chữ lớn bằng chì xanh, Nhật Ký Ðời Tôi, với hai lằn gạch dướí song song. Tôi bồi hồi, lật từng trang giấy loang lổ nét mực tím, chữ nghiêng nghiêng nắn nót trên những giòng kẻ. Ký ức lần lượt hiện về trong tôi, khi đọc lại từng chữ của cuốn nhật ký.
Tôi xin chép lại sau đây cuốn nhât ký nầỵ Có nhiều chổ vì chữ đã phai màu và hoen ố nên tôi không thể phân định rõ ràng. Vì thế tôi có thêm vào vài từ ngữ hay cụm từ, có thể không đúng với nguyên văn của tác giả. Ngoài ra, những lỗi chính tả, hay những câu văn ngây ngô thì tôi cứ giữ nguyên như thế. Dù sao chăng nữa đây là một câu chuyện, có thật, đáng đọc.
Vũ Thư Nguyên

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1967

Hôm ni em làm một quyết định vĩ đại: em sẽ viết nhật ký đời em. Chị Nguyện chê em là cải lương nhưng cứ nói là em có tinh thần nghệ…sĩ đáng khuyến khích. Ðừng có cười em nghe không, như anh Bé hay cười em đó. Ðể chứng minh em là văn sĩ, để em kể chuyện làm thơ cho nghẹ Em có làm một bài thơ như ri:

“Kìa ngàn hoa chớm nở,
Khoe sắc dưới nắng mai,
Khiến lòng em bở ngỡ,
Tưởng mình lạc thiên thaị..”

Rồi em kể là em gặp một bà tiên trong vườn hoa đẹp nớ. Bà tiên hỏi em ước muốn điều chỉ Em trả lời là:

“Thưa bà con chỉ muốn,
Nước Việt sớm thanh bình,
Ðể hai miền đất nước,
Không còn cảnh điêu linh !”

Bài thơ hay như rứa mà anh Túy cứ nhái lại là:

“Con cóc trong hang,
Con cóc nhảy ra,
Con cóc ngồi đó,
Con cóc nhảy đi !”

Thơ con cóc thì kệ thơ con cóc. Mà thơ con cóc cũng hay chứ bộ. Con cóc mà không nhảy thì là con cóc chết thôị Em nói lại với anh Túy như rứạ Anh Túy biểu em là: “Thằng ni lý sự quá như ông cụ non. Mai mốt mi đi làm luật sư chớ đừng làm thi sĩ mà chết đói nhăn răng nghe em.” Chao ơi, em sợ chết đói lắm, nhứt là còn nhăn răng ra nữạ Em đã nhiều lần đi ngủ đói rồị Nhưng mà lâu lâu làm văn sĩ chút xíu chắc là không chết đói mô mà sợ. Ngoại trừ chị Nguyện, chỉ có cô giáo Tâm là thích…văn của em thôị Có bữa em làm bài luận tả con chó Ki nhà em. Em nói mỗi lần em hát là con Ki hắn hát theo rồi rúc đầu vô bụng em. Cô Tâm khen em giàu trí tưởng tượng. Em có tưởng tượng chi mộ Em nói chuyện thực xảy ra mà thôị Chỉ có một chuyện là nhà em không có con chó! Con Ki là chó nhà con Hương, hay chơi nhảy dây với em. Lần khác, cô Tâm biểu tả bà Ngoại nhà em. Em nói có lần em thấy Ngoại trồng dây trầu, em bắt chước trồng theọ Ngoại hỏi em trồng làm chi, trồng cho aỉ Em nói em trồng cho Ngoại chứ cho aỉ Ngoại lắc đầu, nói em để dành cho Mạ em, chớ chắc là Ngoại không sống đời để ăn trầu của em mộ Cô Tâm nói là cô khóc khi đọc bài luận của em. Cô nói với lớp, dây trầu của em là sợi dây liên kết của ba thế hệ. Có điều là em có bao giờ thấy bà Ngoại của em mộ Bà Ngoại chết trước khi Mạ sanh ra em lận.

Quên nữa, gia đình em gồm có tám ngườị Ba em làm ở ga Huế. Mạ ở nhà nuôi cơm cho sáu người con. Anh Chung đương học cao học Toán Lý Hóa ở Sài Gòn. Anh Tuấn là sinh viên y khoa năm thứ tư ở Huế. Chị Nguyện học lớp đệ nhị trường Ðồng Khánh. Anh Bé học đệ tam ở trường Kiểu Mẫụ Tới em, năm ni em tám tuổi, học lớp ba trường La San Bình Linh Huế. Cả nhà ai cũng kêu em là cu Phệ, trong khi em ốm tong ốm teọ Anh Túy biểu em lấy biệt hiệu là cu Phệ để ký mấy bài thơ của em. “Thi sởi cu Phệ”, anh Túy cắp tay sau đít, đi qua đi lại, gật gật cái đầụ Em tức lắm, em có lên sởi hồi mô mà kêu em là thi sởị Em còn có một thằng em, hắn tên là cu Teọ Biết không, hắn mập thù lù như ông địa rứạ

Nhà em ở ngay bên cạnh ga xe lửa, ngay trước đồn lính quân vận và công binh. Tên đồn là Ngọc Hồị Những người lính trong đồn, như anh Bảo, anh Hoàn, rất hiền. Họ lo sửa chửa máy móc xe cộ và sử dụng đường xe lửa để gởi đồ ra mặt trận. Lâu lâu trong đồn có chiếu phim ngoài trờị Bà con cô bác vô đồn coi phim. Cứ mỗi lần phim bị đứt là anh Bảo phải chạy lung tung để sửa lại vì bị bà con la hét. ôi chao, em mê coi phim. Mà cứ ưa phim đánh nhau không thôị

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Gần tết tới nơi rồi mà số em xui ơi là xuị Anh Bé nói số em còn tệ hơn số con rệp nữạ Phải chờ qua tết mới hết xuị Hôm thứ năm, em với thằng Teo bị ba bắt quỳ. Hai đứa chơi trò Bát-man và Rô-bin. Teo ưng làm Bát-man, hắn biểu em làm Rô-bin đị Em không chịu, vì em là anh hắn mà. Rứa là hai đứa đánh lộn, làm ồn, Ba không ngủ được. Coi hắn tức cười ghê đị Hắn lấy miếng vải dù thắt lên cổ, lấy cái khăn quàng của Mạ, bịt mắt lại, xỏ chưn vô đôi giày của Ba, rồi nhảy lên bàn, hò hét ầm ĩ:” Bat-man, Bát-man…”. Em có sợ quỳ chi mộ Mỗi lần bị quỳ là em thủ sẵn cục than hay cây viết chì, vừa quỳ vừa vẽ trên tường. Em vẽ cái máy bay bỏ bom cái xe tăng, giết chết thằng vi xi có hai cái răng nanh như quỷ Da-quy-la rứa đó. Anh Tú vẽ được thì em cũng vẽ được, rứa mà anh Tú được khen là họa sĩ còn em cứ bị đòn về tội vẽ trên tường.

Nghĩ tới thằng Teo là em tức muốn lộn ruột. Hôm tuần trước tụi em, em vơí con Hương, bắt chước anh Bảo, anh Hoàng sửa chửa máy móc để bỏ lên xe lửạ Cái xe lửa của em làm bằng mấy cái lon bia và lon sữa bò xâu lại với nhau và cho chạy trên đường rầy tí xíụ Thằng Teo lại đi đặt mìn đoàn tàụ Hắn dùng những viên thuốc súng lấy được trong những viên đạn đại bác 105 li và chôn xuống phí dươí đường rầy của tụi em rồi cho ngòi chạy vô bụị Hắn đợi khi toa xe chạy ngang là hắn mồi lửạ Xe lửa bị cháy, lăn cù đèọ Mấy cái bông trắng trên lon bia bị cháy đen thuị Em kêu thằng Teo là vi-xi mà nó giận hai đứa em cả tuần lễ.

Chưa hết, sáng thứ sáu em lại bị cô Tâm cho quỳ nữạ Lần ni với con Hương. Buổi sáng giờ ra chơi, em rủ con Hương chạy lên Lịch Ðợi bắt chuồn chuồn cho cắn lỗ rún cho mau biết bơị Hai đứa mê bắt chuồn chuồn nên chi về lớp trễ. Cô Tâm bắt quỳ cả haị Lần ni em không vẽ trên tường, buồn chết đi được.

Sáng thứ bảy, chị Nguyện dẫn em với cu Teo đi coi xi-nệ Ðang chờ mua vé thì có hai người thanh niên đánh lộn nhaụ Em đang đứng xớ rớ thì một người đá lộn vô mặt em sưng vù. Chi Nguyện khóc hết nước mắt. Hai người con trai cũng hết đánh lộn, lo đi xức dầu cho em.

Thấy chưa, số em đúng là bị sao quả tạ chiếu trúng. Em không biết cái sao quả tạ nó lớn chừng mô, nhưng mà chắc lớn lắm vì em ê ẩm từ đầu tới hai đầu gốị Chao ơi em mong tới tết quá đị Em bắt ghế, xé thêm mấy tờ lịch cho mau tới tết. (Chuyện xé lịch làm em bị quỳ thêm một lần nữạ)

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Em ngồi trên tam cấp đọc chuyện Tuổi Hoa, “Mật Lịnh U Ðỏ”, có hình bìa của Vi Vi vẽ thằng nhỏ bị gù lưng, với chữ U đỏ chói đằng sau, thấy tội thằng nhỏ ghệ Chị Nguyện mua truyện cho em để đền chuyện em bị đá vô mặt sưng vù, bị xức vôi mấy ngàỵ

Nhà của em ở lầu haị Căn nhà nầy của sở Hỏa Xa dành cho công nhân viên. Nghe hàng xóm kể rằng cái nhà nầy khi xưa mật thám Tây dùng làm nhà tù. Tuờng xây bẳng bê tông cốt sắt. Trên lầu hai là các văn phòng và ở dưới là phòng giam tù nhân. Hiện nay thì hai ba gia đình chia nhau ở trên lầu, trong đó có gia đình em, còn ở từng dưới thì không ai ở cả. Cửa chính vô từng dưới làm bằng sắt dày hai gang tay lận. Bên trong ngăn thành từng buồng nhỏ, cửa chính vô buồng làm bằng cửa song sắt và mỗi buồng chỉ có một cửa sổ mà thôị Tụi con nít buổi trưa ưa chơi trốn tìm ở mấy phòng giam ni, nhưng mà buổi tối dưới lầu không có điện, túi thuị Tụi em rất sợ mạ Nghe người ta kể là có người đàn bà ngồi đu võng ru con. Ðu qua, đu lại, lâu lâu rớt một cái chưn, rồi một cái tay chảy máu đỏ lòm.
Em đương chờ Mạ đi chợ tết về. Trời đã gần tối rồi mà răng Mạ chưa về. Em sợ ma, nhưng cũng ráng chờ Mạ về. Em biết nhà em nghèo, nghèo rớt mồng tơị (Em không biết rớt mồng tơi là nghĩa chi, nhưng theo em là nghèo lắm). Lý do Mạ đi chợ chiều là vì người ta phải dọn chợ, hay bán đổ, bán tháo thì mới mua đồ rẻ được. Có bữa một nắm cá lòng tong hơi thiu, phải kho mặn cho bớt mùi thiu, bữa khác một miếng thịt bò tái bằng bày tay của em, về nấu canh cà chua cho cả nhà húp. Ði chợ sớm, Mạ nói làm răng mình có đủ tiền mà mua hả con. Mạ có một cái nhẩn vàng, đầu tháng Mạ đem cầm lấy tiền đi chợ, cuối tháng Ba lãnh lương, Mạ chuộc lạị Anh Bé nói Mạ có cái nhẫn truyền kiếp.

Cuối cùng rồi thì Mạ cũng về từ đầu ngõ. Mạ xách đồ nặng trên hai taỵ Thằng cu Teo chạy ra mừng rỡ. Hắn thấy Mạ mua mấy cái mũ giấy xanh đỏ, hắn tưởng là đồ mới của hắn, hắn đội lên đầụ Mạ la, không con, đồ mã để cúng vong hồn, mặc vào người không nên. Cu Teo khóc, tết ni hắn chỉ được một cái quần, còn em được một cái áo ny lông.
Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.
Bửa ni người ta kéo một ba-gông tàu về ở gạ Tàu bị giựt mìn ở ngoài Truồị Em với con Hương lén chui vô coi người ta dọn xác chết. Máu me dính đầy sàn tàu bay mùi tanh tanh. Mấy con ruồi bay vo ve như ong. Em nhìn một ông nớ đang hốt mớ nảo người vô cái thaụ Nảo người không khác nảo bò mấỵ Em nhơ Mạ mua nảo bò về hấp cho em ăn, học cho thông minh. (Thông minh như con bò rứa đó. Hạ..hạ.hạ.).
Em ghét ông Hai ô-mê-kíp. ông béo tai em và lôi cổ hai đứa em ra ngoài không cho coi nữạ

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Em không biết bữa ni là ngày mấỵ Em đương ở nhà thương Huế. Em sẽ viết lại chuyện xảy ra đêm giao thừạ Thiệt ra, em phải viết lại cả mấy trang nhựt ký ở trên luôn.
Ðêm nớ em đương ngủ, em nghe tiếng nổ bự lắm, nhưng em chắc là pháo giao thừa mà thôị Khi chiều, ba đốt pháo, em với thằng Teo xông vô lượm mây viên pháo xì để ngày mai đố tiếp. Vì như rứa em cứ nghĩ là người ta đương đốt pháọ Thình lình, chị Nguyện lôi em dậy, Phệ ơi dậy đi em. Em dòm ra cửa sổ thấy lửa cháy nhiều lắm. Cả nhà chạy xuống dưới lầu, Ba nói để tránh bom. Gia đình em dồn vô một buồng. Chút sau có mấy gia đình hàng xóm cũng chạy vô mấy buồng bên cạnh. Không có đèn mà cũng không ai dám đốt đèn sáp hết cả. Trời đã sáng từ từ mà đạn cứ nổ điếc cả taị Em nghe người ta kêu nhau ơi ớị Lâu lâu có viên đạn lạc bay vô cửa sổ, rớt xuống sàn nhà, xoáy tít như con vụ, đục một lỗ to bằng cái chén.

Anh Bé thì cứ chắp tay sau đít, đi qua đi lại ở trong phòng. Anh cứ chặc lưỡi:
-“ Ga-răng vơí cạc-bin M một thì làm răng mà cự vơí AK 47.”
Lâu lâu anh lắng nghe tiếng cắc bụp, rôì làm tài khôn, nói như ta đây rành lắm rứa:
-“Ðại bác không giựt”

Rồi em nghe ai kêu, thằng Hai, thằng Tân, thằng Bảo chết rồi, ở máy nước công cộng đó. Em biết anh Bảo, người Sài Gòn, trung sĩ công binh ở trong đồn lính gần nhà em. Anh Bảo ưa cho em ăn kẹọ Anh thích hát vọng cổ. Tội ghê đi, Mạ em kêu lên, chắc lưỡi rồi đọc kinh A Di Ðà. Rứa là em hết nghe anh Bảo hát vọng cổ rồị
Em nép người vô chị Nguyện, chị ôm cứng đầu của em, run cầm cập. Em rờ tấm bùa hộ mạng trên cổ. Tấm bùa dính đất đen thùị Hồi nhỏ, Mạ nói em khó nuôi, nên chi Mạ đem bán em cho chùa rồị Mạ nói tấm bùa sẽ hộ mạng cho em khỏi chết.

Mạ kể là khi em sinh ra, em rất mập mạp và đẹp trai ( hị..hị..hị..). Ðược mấy tháng em đau nặng. Ba em tin thấy thuốc Nam. Kêu mâý ông thầy về cúng nhang đèn và cho em uống tàn nhan và tro giấy tiền, có vẻ bùa trên đó. Họ còn biểu phải đắp cứt trâu cho em bớt sốt. Ba sai anh Tuấn đi hốt cứt trâu và cứt bò về đắp cho em. Anh Tuấn kể anh canh con bò ỉa ra là anh hốt liền cho nóng. Hèn chi bây chừ em đen như ông hoàng Si-a núc. Bệnh càng trở nặng. Mạ bồng em vô nhà thương Huế. Có ông Bác sĩ Tây, thấy em đau nặng quá, ông tát Mạ một bạt taị Tại răng để cho con đau gần chết mới na vô đâỷ Mạ kể, họ cho em uống ti-phô-mi-xin. Mạ thức từng đêm bồng em trong tay em vì em khóc tôí ngày sáng đêm. Ðược một tuần lễ là em từ từ tỉnh lạị

Sau ni Ba Mạ bán em cho Thượng Tọa trên chùa Từ Ðàm. Em là con của Phật rồị. Em nhìn Mạ đang ôm cu Teo, hắn ngủ ngon lành trong lòng Mạ. Hắn nhỏ mà cứng đầu lắm. Hắn không chịu đeo bùạ Hắn nói hắn là Da-quy-la, trường sinh bất tử, có chết đi rồi cũng sống lại như chơị

Khoảng chín giờ sáng, em nghe một loạt súng nổ. Ổ khóa cửa chính bị văng rạ Một toán người lạ mặc đồ lính, có mang băng xanh đỏ trên cánh tay trái, xông vô nhà. Họ không giống như những người lính trong đồn. Họ nói tiếng lạ lắm. Họ quay súng nhìn quanh. Cả nhà đều lạy lục van xin họ đừng bắn chết. Mạ quỳ xuống lạy họ như đi lễ Phật trên chùa Từ Ðàm. Em chắp hai tay quỳ lạy theọ Người đi đầu hạ súng xuống, họ nói, Mẹ ơi, chúng con là bộ đội giải phóng, chúng con không giết ai cả, chúng con về giải phóng Mẹ và các em mà thôị Nói rứa nhưng họ vẫn bắt Ba với anh Tuấn ra ngoài vác đạn. Lâu lâu, Ba lén chạy vô thăm nhà. Ba nói họ là bộ đội chính quy Bắc Việt. Họ ưng lấy nhà mình để lập chốt, đã đem súng bắn máy bay để trên nóc nhà rồị

Cợ sáu giờ chiều, em ngồi dòm ra cửa sổ, thấy mấy bay, nhưng trời không còn nắng nữạ Em còn nghe tiếng súng nổ nhưng hình như em đã quen với tiếng súng rồi, chỉ như tiếng mưa rào và tiếng sấm dội trên mái tôn mà thôị Bất ngờ, em nghe một tiếng nổ thiệt lớn, rồi trời đất tối đen thuị Cả trời đất như ai chụp tấm mền lại lên đầụ Em nghe tiếng Mạ kêu hớt hãi trong bóng tốị Phệ ơi, Teo ơi, Nguyện ơi, Bé ơi, các con của Mạ đâu rồỉ Em nghe Mạ rõ ràng mà em không trả lời chi được cả. Em nằm rạp xuống đất coi những đốm lửa to cỡ trái banh tê-nít bay lượn chi chít trên đầụ Chung quanh em tự nhiên im phăng phắc, không một tiếng động nào cả.

Rồi em mê đi, không còn biết chi nữạ

Thôi em nghỉ viết ở đâỵ Anh Tuấn biểu em đi thay băng ở ngực. Không có thuốc, phải rửa bằng nước muối, rát ơi là khác. Mấy lần đầu, em kêu khóc. Bây giờ em cắn răng, không khóc nữạ Khóc là con nít. Em không còn là con nít nữạ

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Khi sáng em mượn được cái lượt chải chí. Sau cả tháng chạy giặc, em bị lây chí. Em đi luộc chùm kết gội đầu, xong em chải chí. Những con chí nổi lều bều trên bọt chùm kết. Em nhớ tô canh cà chua của Mạ nấụ Em thèm được ăn canh của Mạ khi cả nhà quây quần vào buổi tốị Em còn nhớ anh Bé nói, đứa nào húp chậm là chết đóị Em khóc. Nước mắt em giọt xuống trên mình mấy con chí còn lội lõm bõm. Rồi em tức cười vì mấy con chí, em cười, cười thiệt tọ
Ðể em kể tiếp chuyện cho nghẹ

Hôm nớ em đang mê đi một tí thì em nghe như ai đánh tiếng chuông, tiếng trống ong ong, thình thình bên tai để thức em dậỵ Hai cái lổ tai và cái đầu của em rung lên từng chặp. Tiếng chuông càng ngày càng lên cao và to lên và hình như em không còn nghe thấy chi cả ngoại trừ tiếng chuông đó. Mắt em mở nhưng em không thấy chi cả chỉ trừ một đám bụi khói dày kín mít. Em nhấp nháy mắt. Bụi bê tông và tường vôi bay vô trong mắt làm cho hai con mắt em cay xè. Em nháy mắt thiệt mạnh hơn và chà hai bàn tay vô mắt để phủi bụị Em ráng mở to hai con mắt thêm tí nữa mà em không thấy chi hết cả. Có điều em nhận biết ra là mình đang nằm sấp và đầu nghiêng qua một bên. Em chống hai tay và đẩy mình lên như anh Chung tập ka-ra-tê hít đất vậy đó. Bụi rớt xuống vai, xuống đầu, và hai bên vai của em. Bụi rớt vô miệng em như phấn. Em nhổ nước miếng mà nước miếng thì đặc sệt, rồi em nhổ nước miếng thêm vài lần nữa mới hết. Chung quanh em bụi bay tứ tung lung tàng . Một chút, bụi lắng xuống thì em mới thấy là mình chỉ có một mình trong phòng. Cái cửa ra bị bức tường phòng đối diện đổ xuống che lấp mất đường rạ Tự nhiên em nghe gió lạnh. Em nhìn lên thì thấy trần hà có một lổ hổng thiệt to và em thấy cả bầu trời đem thui ở bên ngoàị
Tiếng chuông kêu hình như nhỏ bớt và em nghe tiếng người ta rên la như là ở đằng xa lắm. Em nghe tiếng anh Tuấn kêụ Phệ ơi,Phệ ơị Cu Phệ ơi, có sao không em? Em ú ớ. Rồi em nghe tiếng người ta đào bớí những đống gạnh vụn và tiếng anh Tuấn nghe rõ hơn từ từ. Em nhào tới chổ có tiếng anh Tuấn và cũng bươi móc mấy cục gạnh. Em đâỵ Phệ ở đâỵ Cuối cùng thì em thấy anh Tuân thò đầu vô lổ hổng. Trời tối thui rồi, tiếng súng chỉ còn nho nhỏ như mưa đã tạnh. Trong đống gạch vụn chỉ còn có ba người: Ba, anh Tuấn, với em. Hình như Mạ và các anh chị của em đã chạy đi mô rồị Ba nói nhà mình bị bom lửa Na-pan của máy bay phản lực Mỹ dội sập. Ba và anh Tú đã lục lọi kỹ trong đống gạch mà chỉ tìm thấy em mà thôị

Em thấy đau rát ở ngực và khác nước. Ðau hơn lần bị đá vô mặt. Hình như em đã bị thương rồị
Anh Tú biểu nên chạy xuống nhà thương để lo săn sóc cho băng bó cho em rồi hãy đi tìm Mạ và các anh chị. Ba dẫn em ra khỏi nhà. Xác những người bộ đội chết nằm dọc hành lang. Hình như có cả cái anh bộ đội giải phóng đã kêu Mạ em bằng Mẹ nữạ Anh nằm sấp, lưng của anh bị bom đốt cháy đen thui, bay mùi khen khét. Ba cởi áo lót làm môt cái cờ trắng và đốt một miếng vải thò ra khỏi cửạ Có tiếng người kêu lên, ai đó? Ba nói, chúng tôi là thường dân tị nạn đi tìm thân nhân. Tiếng người trả lời, cho phép đị Bộ đội miền Bắc đã chiếm được đồn Công Binh và Quân Vận rồị Rứa rồi ba cha con theo người ta chạy xuống cầu Trường Tiền. Cũng con đường nớ, con đường anh em của em đi học, bữa ni đầy xác chết. Em thấy chóng mặt. Anh Tú nắm lấy tay em lôi đi, dẫm đại lên xác người tạ Em tức người ta ghê đi, khi không bắn nhau chi cho người ta chết.

Ði ngang máy nước, em thấy xác anh Bảo nằm chết, mặt ngữa lên trờị

Ngang trường Ðồng Khánh, lính Việt Cộng chận lạị Có một người cao cao đội nón cối đứng nói: ” Ðồng bào và các bà con cô bác hãy vô tạm trú trong trường đã vì phía bên kia cầu Trường Tiền chưa hoàn toàn được giải phóng.” Trong trường các phòng lớp đều chật người tị nạn. Bàn ghế được dẹp qua một góc phòng để có chỗ cho người ta, còn làm chỗ để tránh bom.

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Ba biểu em nằm xuống cho anh Tú khám. Em bị bom Na-pan làm phỏng nặng ở ngực bên trái… Cũng may mà miểng không vào trong ngực, anh Tú nói như rứạ Cái áo ny lông mới của em bị lửa cháy dính chặt vô da ngực. Anh Tú xé cái áo mới của em. Em khóc vì đau, vì tiếc cái áo mới của em. Ba cổi cái áo len ngoài của Ba, mặc vô cho em. Cái áo len rộng thùng thình, tay áo quẹt sát mặt đất. Anh Tú mua được một mớ cơm nguội, em còn nhớ, Ba đưa ra một tờ bạc trăm mới có in hình ông Lê Văn Duyệt. Ba cha con ăn bốc miếng cơm nguộị Em ăn ngon lắm.
Sáng mùng hai, em thấy anh Hoàn, thiếu úy công binh. Anh biểu em đừng kêu anh là thiếu úy, không tốt. Em thấy những người lính Việt cộng chạy lăng xăng bên ngoàị Lâu lâu họ kéo súng bắn máy bay vô phòng, xé cờ quốc gia, chùi súng.

Một chặp họ kéo vô phòng một người lính bộ đội bị thương. Ðạn trúng vô ngực, máu chảy tràn lan. Máu hộc lên lên mũi và trào ra miệng. Mấy người bạn của người đó cố băng bó. Người đó nằm trên sàn, người giựt tê tê một hồi rồi năm im luôn. Người ta lại kéo xác anh ta ra ngoài hành lang.

Ðây là lần đầu tiên em thấy người ta chết.

Tối mùng hai, có ba người súng ống, xông vô phòng, chĩa súng vô ngực Bạ Em khóc. Em lạ Mà họ cứ lôi Ba đị Ba xin họ cho ở lại một chút xíu để dỗ cho em nín. Em nắm lấy cái ống quần pi-ra-ma xanh của Ba, khóc ngất. Em khóc. Em lạ Mà họ cứ chĩa súng lôi Ba đị Ðộ sáu giờ sáng, họ trở lại, lần ni, chĩa súng bắt anh Tuấn đị Lần ni em la hết sức mà mọi người trong phòng chỉ nhìn em, không ai thèm nói chi cả. Chỉ có anh Hoàn dỗ em mà thôị Anh nói họ là du kích nằm vùng, rất ác.

Trưa mùng ba, họ lại xông vô phòng. Lần ni họ bắt anh Hoàn. Có ai tố cáo anh hoàn là thiếu úỵ Họ lôi anh ra ngoài cột cờ, lên đạn, bắn chết anh. Em nhón người, đu đưa trên thành cửa sổ, chỉ kịp nhìn thấy máu và óc anh từ trong đầu vọt rạ Em nhớ bà Ba bán đậu hủ, bị trợt té. Ðậu hủ đổ hắt xuống mặt đường cái toẹt. Máu và óc anh Hoàn đổ xuống thấm ướt cái áo sơ mi của anh như rứạ Em nghe có tiếng cãi cọ của một người bộ đội miền Bắc và người du kích nằm vùng về chuyện xử tử anh Hoàn. Người trong phòng nói với nhau chắc là thù cá nhân chi đó. Em sợ quá, chui xuống gầm bàn, nằm co mình lại, mắt mở trừng trừng. Không biết họ có bắn chết Ba với anh Tú chưả
à, hôm qua em đi chùa lễ Phật với chị Maị Chị Mai bị cụt giò. Mạ của chị chết. Chị chép cho em bài thơ “Bông Hồng Cào áo” của Thượng Toạ Nhất Hạnh. Em thích cái bông hồng và vẽ lện cuốn nhật ký của em. Em nghe lời chị tụng kinh. Em không biết là Phật có biết các con của Phật thích giết nhau hay không. Em cũng là con Phật. Em không biết em tụng kinh có lợi ích chi không? Mà tại răng em phải tụng kinh Sám Hối không biết nữạ

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Cợ bốn giờ chiều, có hai thằng du kích mặc quần xà lỏn, đi dép râu làm bằng ruột xe, cầm súng xông vô phòng. Họ lôi em ra khỏi gầm bàn. Họ bắt em quỳ xuống, chĩa súng vô trán em, rồi lên đạn. Kêu cái rắc. Em khóc. Họ hỏi Ba em làm nghề chị Em nói không biết. Họ biểu em nói láọ Nếu em còn nói láo họ sẽ bắn em bễ đầu như đã bắn anh Hoàn rứa đó. Họ nói có người hàng xóm khai là Ba em có súng lục ở trong nhà. Em nói là em không biết. Thằng du kích nghe em nói rứa, hắn cườị Rồi hắn đạp đầu em xuống sàn nhà, dí súng vô trán em, bóp cò. Một cái cắc. Súng không có đạn. Hai đứa cười với nhau đi ra khỏi phòng, bỏ em lại một mình khóc tức tữị Em lại bò bò chui xuống đống gầm bàn.

Em ở dưới gầm bàn đó không biết mấy bữạ Lâu lâu, có người thương tình bỏ cho em ít đồ ăn ở phía ngoàị Có khi một chút đậu lon. Có khi vài cái bánh bít-quy, hay miếng phô-ma còn sót. Thứ đồ hộp quân độị NgườI ta ai cũng có gia đình hết, có ai thèm lo cho em mộ Em bò ra lấy đồ ăn rồi bò trở vô, nằm xoay mặt vô tường.
Tới bữa em thấy anh Tuấn thò đầu xuống gầm bàn tìm em, em mừng muốn khóc. Em bò ra khỏi gầm bàn. Em hỏi, Ba mô, Ba mộ Anh lắc đầụ Anh lắc đầụ Anh không nóị Ðừng hỏi nữa, anh không biết. Họ biểu anh dẫn em ra cổng sau của trường. Thằng lính mặt đồ đen thúc anh Tuấn, đi lẹ lên, còn không tao đập cho anh em mi mỗi đứa một báng súng chết tươi bây giờ. Có người lính mặt đồ nhà binh, dơ tay can. Tụi nó chỉ là con nít, học sinh. Tha cho chúng nó đị

Em lủi thủi đi theo anh. Em đi chưn không. Cái áo len của Ba rộng thùng thình, dài tới đất lận. Lâu lâu, em dẫm chưn lên vạt áo, trẹo chưn muốn bổ xuống đất. Anh Tú quay lại, hỏi cu Phệ có mỏi không để anh cõng. Em thấy anh khóc. Chưa khi mô em thấy anh Tú khóc. Em tưởng chỉ có cu Phệ là hay khóc thôị Rồi hai anh em ôm nhau mà khóc, trong khi đạn cứ chíu chít bay trên đầụ

Em mỏi tay rồi vì em không quen viết bằng viết bic. Ba hay cấm em viết bằng viết bic, sợ hư chữ. Nhưng ở nhà thương ni, làm răng mà tìm ra ngòi viết chấm mực. Anh Tú mới đi nhìn xác về. Người ta mới khui thêm một hầm chôn sống tập thể nữạ Anh nói không có Ba trong đó. Không có cái xác mô mặc đồ pi-ra-ma xanh cả. Anh Tú cấm em đi theọ Có lần em lén đi theo một người quen. Tối về, em nằm ngủ sợ mạ Những cái xác thúi rữa nát. Thịt rớt ra từ xương sọ. Những cánh tay bị xâu lại với nhau bằng dây điện hay dây thép. Mùi thúi xông lên. Người ta phải chụp rượu ăn-côn và bồng em đi chỗ khác. Họ bị chôn sống. Có khi lộn cẳng lên trời, đầu dộng xuống hố. Có người ở gần chỗ chôn kể có nghe người ta kêu khóc dữ lắm mà không ai dám ra cứu cả. Em nghe chuyện như chuyện con quỷ truyền kiếp mà anh Bé hay dọa em với cu Teo mỗi buổi tốị

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968

Bữa ni em đi coi người ta cưa chưn một chị con gái cợ tuổi chị Nguyện. Chị tên là Maị Chị khóc ghê lắm mà anh Tú nói không thể cứ nổi chưn chị nữa vì bị thúi nhiều ngày rồị Em ngồi ở trên lồng kiếng của phòng mổ, nhìn xuống coi người ta cưa chưn chị. Tội nghiệp chị ghê đị Ðể em vô đề trở lại nghẹ

Hôm nớ, anh Tú cõng em đi về phía cầu Nam Giao, tìm tới nhà một người quen. Anh Tú gõ cửạ Người mở cửa lại là một người lính chính quy Bắc Việt. Thì ra có một tiểu đội lính chính quy ở trong căn nhà đó. Cái anh bộ đội mở cửa, sau ni em biết tên là Cường. Mấy ngày đầu anh cứ làm quen mà em cứ sợ. Anh nói quê anh ở Hải Phòng, có một đứa em cợ tuổi em. Máy bay Mỹ ném bom, cả nhà anh chết. Lần lần, em thấy anh cũng không đáng sợ lắm. Anh cũng là con người, không có răng nanh như em đã tưởng tượng. Anh chỉ có cái răng khểnh cười rất vuị Anh và đồng đội đào hầm sau nhà cho em và đồng bào ngủ buổi tốị Anh hay xuống hầm chơi với em.

Có bữa một người bạn của anh Cường nói là có kho gạo bị khui ở bên kia cầụ Trong nhà vì hết gạo, anh Tuấn và một số đồng bào được phân công đi qua cầu lấy gạọ Anh Tuấn và người ta qua cầu khiên gạo, có bộ đội đi theo đằng sau, giữa chừng súng nổ vì lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng Hoà ở bên kia cầu và bộ đội Bắc Việt bắn nhaụ Em sợ mất anh Tuấn. Anh chạy qua cầu phụ anh Tuấn kéo gạọ Em đẩy hết sức mình và anh Tuấn hì hục kéo bao gạọ Một tràn đạn bay xẹt xẹt trên đầu em. Em té rạp xuống như chụp ếch. Em nằm bẹp xuống sàn cầu, nghiêng đầu qua một bên. Có người thường dân bị trúng đạn, máu tươí văng ra đập trên thành cầu và người đó lảo đão rớt xuống sông. Nước cuống trôi mất. Ðang nằm thì em thấy có ai năm cổ em lôi đị Em nhìn lên thì thấy anh Cường vừa bắn súng vừa chạy ra bồng em lên. Anh làm như em bị trúng đạn như rứạ Anh rờ khắp người em coi thử em có bị thương chổ nào không. Anh nói, sao dại thế, em có thể bị giết chết em biết không?

Em và anh Tuấn ở trong căn nhà đó với toán quân Bắc Việt được hai ba tuần chi đó. Một hôm súng nổ nhiều hơn mọi khi, anh Cường biểu anh Tú bồng em xuống hầm. Cả đêm đồng bào không ai ngủ cả. Y Như cái bửa đầu tiên ở dưới nhà. Hầm đất tự nhiên lạnh. Em run lên. Hàm răng đập vô nhau lộp cộp.Buổi sáng năp hầm tự nhiên tung rạ Một luổng khói xông vô trong hầm và em thấy cổ họng mình cay xè. Em ho và nước mắt chảy rạ Có người la: lực đạn caỵ lựu đạn caỵ Rồi trong đám khói ở cửa hầm, có mộ bàn tay đang cầm trái lựu đạn thò vộ Mọi người trong hầm la lên: thường dân đàn bà con nít đừng quang lựu đạn nữạ Có một người lính Việt Nam Cọng Hòa mặt đồ rằn ri nhảy xuống hầm. Khi em lên mặt hầm thì lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã vô nhà. Họ bắt anh Tú ra riêng để hỏi cung rồi chở anh đi mất. Có một người lính cứu thương khám vết thương của em. ông Mỹ bồng em lên bàn rồi để ông nghe vô ngực em. ông cho em nghe tim của chính em đập bùm bụp. Rồi ông cho em ăn kẹọ Em ra khỏi nhà. Trên vĩa hè, lính Biệt Kích Việt Nam Cộng Hòa ngồi la liệt. Có người bị thương đầu băng trắng xoá như người mang khăn tang. Cái anh Biệt Kích hồi nãy nhảy xuống hầm, ngồi gác khẩu súng M-79 trên tường, tháo nón sắt ra, rồi tự nhiên anh ôm mặt khóc hu hụ Em đi coi những người lính Mỹ gom xác bộ đội Bắc Việt lại, chế dầu xăng đốt, xong lấp lạị Coi những xác chết ngổn ngang, em nhớ cảnh mấy con chó và chuột chết vì bệnh dịch hạch, người ta rắc ÐÐT rồi đem chôn khi xưạ Có một cái xác bộ đội bị trúng đạn bể đầu, không còn nhận ra mặt, nhưng có cái răng khểnh. Em cố tìm coi có xác anh Cường trong đó không, nhưng ông lính Mỹ đã bồng em đi chỗ khác khi ngọn lửa nóng bùng lên mặt.

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.

Hôm qua em về nhà em. Cái nhà đã bị bom dội sập còn có mấy bức tường đày lổ đạn. Em tìm được mấy cái hình cũ, đã bị nát vì đạn. Anh Tuấn mừng lắm.

Bữa nớ, em theo đồng bào về trung tâm tị nạn ở trường Kiểu Mẫụ Em gặp Mạ ở đó trong một góc phòng chật ních ngườị Lúc đầu Mạ không tin là em còn sống. Em kêu Mạ ơi, mà Mạ không nghe em nóị Em ngồi xuống bên cạnh Mạ mà Mạ không biết có em ở đó. Em ngồi bên Mạ thiệt lâu mà Mạ không biết em. Mạ nghĩ là em đã chết. Em lắc cánh tay Mạ đã bị đạn gãy lìa, mà Mạ không biết. Em hỏi các anh chị của em ở mô, Mạ ngơ ngác như không hiểu em nói cái chị Rồi Mạ khóc, rồi Mạ cười, rồi Mạ kêu, các con của Mạ ơi, cho Mạ đi theo các con với các con ơị
Buổi tối, em gặp lại anh Tuấn. Là sinh viên Y Khoa, anh phụ trách cứu thương cho trại tị nạn. Anh tự băng bột cánh tay gãy của Mạ. Khi đầu người ta đòi cưa tay của Mạ vì nó gảy nát đi rồi, Nhưng em với anh Tuấn năn nĩ xin đừng cưa tya Mạ. Anh đi xin cơm trong mấy cái gà mèn móp méo bằng nhôm. Ba mẹ con ăn vơi nhau một bữa cơm sau một tháng trời xa cách. Mạ không ăn nhiều, Mạ đi ngủ sớm. Nhưng mà Mạ không ngủ. Buổi tối, em thấy Mạ ngồi dậy, Mạ quơ tay vào trong không khí. Em không biết Mạ quơ cái chị Có ai đó mô mà Mạ níu kéọ Mạ cười, rồi Mạ khóc, rồi Mạ kêu lên, các con của Mạ ơi, chờ Mạ đi theo các con vớị Anh Tuấn thức dậy, anh nói với Mạ, con đây, con đây Mạ ơị Mạ phải sống với chúng con, cũng là con của Mạ mà. Rồi anh đỡ Mạ nằm xuống. Ròi em cũng nằm xuống sàn nhà. Em khóc. Sao mà em hay khóc ghê đị

Sáng hôm sau, anh Tuấn với em đi lượm xác của chị Nguyện, anh Bé, và cu Teọ Nó tên là Huỵ Quang Huỵ Còn anh Bé là Quốc Túỵ Họ chết rồi em phải kêu tên họ cho đàng hoàn. Anh Tuấn mượn được cái xe bò. Anh lượm xác các em của anh, bỏ lên xẹ Anh kéo và em đẩy về chỗ chôn. Chị Nguyện và anh Túy trúng đạn giao tranh chết ngay trên dốc cầu Bến Ngự khi gia đình vượt qua cầu để chạy về phía Quốc Giạ Tình huống cũng như hôm em kéo gạo ở Nam Giaọ Mạ chỉ kịp nghe anh Túy kêu, Mạ ơị Mạ trả lời con ơi, nhưng anh Túy không trả lời nữạ Mạ bồng thằng Huy trong taỵ Viên đạn trúng tay Mạ đi xuyên qua háng của nó. Mạ ẵm nó xuống khỏi dốc cầụ Cu Teo mất máu nhiều, mà Mạ cũng mất máu nhiềụ Mạ bất tỉnh trong tiếng rên của cu Teo, con khát quá Mạ ơi, con mệt quá Mạ ơị Khi trời hừng sáng, Mạ nghe nó nói con hết đau rồi Mạ ơị Rồi nó chết. Khi lính Mỹ tới băng bó cho Mạ, họ có khám cu Teo, rồi họ lắc đầụ Rồi Mạ khóc. Mạ khóc suốt con đường chống nạng về trại tạm cư ở trường trung học Kiểu Mẩụ

Em đi theo anh Tú đi ra chỗ chôn phía sân trường sau trường trung học Kiểu Mẫụ Không có hòm. Anh Tú phải bó xác trong bao ny-lông. Em khóc, khóc hoài thôi, mặc kệ mấy cái máy bay trực thăng đang bắn rốc-kết ở bên tê sông Hương. Chị Nguyện không còn để chê em là mít ướt, không còn dẫn em đi xi-nệ Anh Túy không còn để làm diều cho em chơi, không còn dạy cho em làm toán đố, không còn chọc em làm thơ con cóc. Em nhớ anh nhảy từng tửng mổi lần anh đặt trúng bầu cua tôm cá. Còn cu Teo, phải chi hắn chịu đeo bùa hộ mạng như em thì đâu có chết. Phải chi hắn là Da-quy-la như hắn nói hỉ. Em sẽ nhường cho hắn làm Bat-man cả đờị Tại em dành làm cho cho hắn chết. Hôm tê người ta nói với em là con Hương và cô Tâm cũng bị trúng đạn chết. Em không còn ai hết. Em sẽ khóc cho mọi người hôm nay khóc cho đã, vì em tự hứa là em không được quyền là mít ướt nữạ
Em không còn là con nít nữạ
Em đã lớn.
Em tám tuổi rồị

Huế, ngàỵ..tháng…năm 1968.
Bữa ni em với Mạ và anh Tú đi Ðà Nẵng. Mạ nói không còn muốn ở Huế nữạ Gia tài gói ghém lại chỉ trong ba thùng cạc-tông đồ viện trợ Mỹ. Em phải nghỉ viết để dọn đồ ra xẹ…
à quên, em sẽ không làm thơ nữa mô, vì những điều mơ ước của em ở trong thơ sẽ không bao giờ thành sự thật. Nhưng em sẽ viết văn kể lại những chuyện có thiệt mà em biết. Em đã lựa cho em một bút hiệu rồị Như Nguyên, dựa theo tên của chị em, Như Nguyện.

Bạn đọc thân mến,
Năm 1968, mẹ tôi là y công của nhà thương Huế. Trong khi dọn dẹp một căn phòng, bà tìm thấy cuốn nhật ký trên đâỵ Bà đem về cho tôi đọc vì tôi cũng cùng một lứa tuổi với người viết, để cho tôi thấy là tôi rất diễm phúc.
Ðã từ lâu tôi muốn bắt chước những văn hào viết truyện về chiến tranh. Viết về chiến tranh và bản chất tàn bạo của nó thật là khó, chỉ cần sơ ý một chút là trở thành người phê phán thay vì là một người nhân chứng đứng ngoài miêu tả chiến tranh.
Một người bạn có góp ý với tôi như sau:
“Sự hận thùlà chuyện có thật, nhưng lồng được chuyện của cá nhân, gia đình, chủ nghĩa hay cả quốc gia trong con người là chuyện cũng không phải dễ,
Một tác phẩm để đời là một tác phẩm mang linh hồn cá nhân và thời đại trong con người, để ở đâu và bất cứ ai, da vàng, da đen, da trắng .. thì cái chất người trong cuộc chiến người ta cũng cảm nhận được.”
Sâu sắc như các tác giả viết về chiến tranh vĩ đại của thế giới là họ đã tài tình đưa lên cái mặt thực của chiến tranh.
Cuốn nhật ký trên đây của em bé lên tám là một thí dụ điển hình.


Vũ Thư Nguyên.

 

Nguồn : Việt Nam Thư Quán

 

Next Post

Previous Post

© 2024 Vũ Thư Nguyên

Theme by Anders Norén